Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp song các yếu tố sau cũng góp phần gây ra táo bón lâu ngày, cần kiểm soát hạn chế để ngăn ngừa tình trạng bệnh.
1. Hội chứng ruột kích thích
Mặc dù chưa xác định được chính xác mối quan hệ giữa hội chứng ruột kích thích với tình trạng táo bón song đây cũng là yếu tố nguy cơ cao. Ngoài táo bón, bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như: đau bụng, đầy hơi, chuột rút, đi phân lỏng,...
2. Tinh thần lo lắng
Khi bạn bị lo lắng, căng thẳng, cơ thể sẽ tự động ưu tiên các chức năng thần kinh, nội tiết và tuần hoàn, vì thế chức năng tiêu hóa có thể bị đình trệ. Đặc biệt ở những người mắc chứng rối loạn lo âu, tình trạng lo lắng này không biến mất nên tiêu hóa bị ảnh hưởng nhiều, dẫn tới táo bón lâu ngày.
3. Mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm là bệnh lý tâm lý nguy hiểm, khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, lười vận động, suy nghĩ tiêu cực, thay đổi thói quen ăn uống. Đây là những lí do khiến người mắc bệnh trầm cảm dễ mắc táo bón.
4. Mang thai
Mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng hormone progesterone khiến cho cơ ruột khó co lại hơn. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón lâu ngày rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, trung bình với tỉ lệ 2/5.
5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Đôi khi thuốc điều trị bạn đang sử dụng chính là yếu tố thúc đẩy gây ra táo bón lâu ngày, điển hình như các thuốc:
Nếu sau khi sử dụng thuốc điều trị nào đó, bạn nhận thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu khó đi ngoài, giảm tần suất hoặc nghiêm trọng hơn là táo bón lâu ngày thì nên thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị khác để hạn chế ảnh hưởng đến tiêu hóa.