So sánh ưu nhược điểm của vi sinh dạng nước và dạng bột

Ngày đăng: 30/11/2023 11:17 PM

     

         Trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ô nhiễm môi trường được xem là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, tiêu biểu là các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước cần phải có hướng giải quyết để ngăn ngừa hậu quả gây ra cho môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe con người. Hệ thống xử lý nước thải chúng ta đã có nhiều tuy nhiên chất lượng nước thải đầu ra vẫn chưa được đảm bảo. Vì thế việc sử dụng men vi sinh trong xử lý nước thải được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhất. Men vi sinh gồm những loại nào? Dạng vi sinh nào mang lại hiệu quả xử lý cao hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ những vấn đề trên nhé! 

     

     

    Sơ lược về vi sinh xử lý nước thải dạng nước và dạng bột

     

         Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, xử lý nước thải bằng men vi sinh được xem là vô cùng đa dạng. Chúng đa dạng về chủng loại, công dụng, hình thức và cả ở những dạng tồn tại. Trong đó vi sinh dạng nước và vi sinh dạng bột là phổ biến nhất. Câu hỏi đặt ra là men vi sinh dạng nào là tốt nhất, ưu nhược điểm của mỗi loại ra sao?

     

    So sánh những điểm giống và khác nhau của vi sinh dạng nước và vi sinh dạng bột

     

    Đối với vi sinh dạng nước:

     

         – Môi trường lý tưởng là hòa tan vào nước.

         – Có thêm một phần nào đó những hoạt chất ức chế sự hoạt động của vi sinh ở trạng thái ngủ không tăng sinh. Khi gặp môi trường lý tưởng, điều kiện thuận lợi thì lập tức vi sinh vật sẽ thức dậy và tăng sinh khối.

         – Mật độ vi sinh trung bình ở dạng lỏng là 3×107 CFU/ml.

         – Thời gian khởi tạo sinh khối là từ 3-5 ngày.

         – Hòa tan vào nước, sục khí tối thiểu 2h với mật rỉ để kích hoạt vi sinh rồi đổ vào bể xử lý.

         – Khả năng thích ứng: tác dụng ngay lập tức, không cần nhiều thời gian thích nghi.

         – Cách dùng: đổ thẳng vào bể.

         – Bảo quản: có yêu cầu về nhiệt độ bảo quản.

         – Vận chuyển: gặp trở ngại hơn so với dạng bột.

     

     

    Đối với vi sinh dạng bột

     

         – Chất mang ở dạng rắn, có thể là cám gạo, các loại bột hòa tan,.. chất mang sẽ phối trộn với các chất đặc biệt và xử lý, sau đó sẽ được cấy bào tử vi sinh lên.

         – Bào tử sẽ bám trên chất mang và tồn tại. Bào tử này chưa phải vi sinh hoàn chỉnh nên phải có thời gian kích hoạt để hoàn thiện tế bào và bắt đầu hoạt động sống tăng sinh

         – Mật độ vi sinh là 5×109 CFU/g

         – Thời gian khởi tạo sinh khối là từ 3-5 ngày

         – Tan chậm trong nước, cần có thời gian cũng như tác động cơ học

         – Khả năng thích ứng: cần 30 phút sau khi hòa tan để hệ vi sinh kích hoạt trở lại

         – Bảo quản: ở nhiệt độ phòng

         – Vận chuyển: dễ dàng

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline